Áp dụng hệ thống ISO là đòi hỏi mà tất cả các doanh nghiệp đều phải áp dụng. Với những doanh nghiệp lớn thì hệ thống ISO được kiểm tra thường xuyên nhằm đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn. Nếu bạn thắc mắc ISO là gì và những kiến thức cần biết về ISO như thế nào thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
ISO là gì? Những kiến thức cần biết về ISO
Khái niệm về ISO cũng như những kiến thức cơ bản về ISO là điều mà không phải ai cũng biết.
ISO là gì?
ISO là tên viết tắt của cụm từ International Organization for Standardization được dịch là hệ thống các quy chuẩn quốc tế được đặt ra dựa trên kinh nghiệm của các nhà quản lý thành công trên toàn thế giới. ISO được Việt hóa là Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. Các doanh nghiệp đều phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn của ISO để có thể nâng cao hội hợp tác và phát triển quốc tế.
Nguồn gốc ra đời của ISO
Tổ chức ISO được thành lập ngày 23 tháng 02 năm 1947. Số lượng thành viên của ISO hiện nay là khoảng hơn 160 nước và Việt Nam là thành viên thứ 77 của tổ chức này. Những tiêu chuẩn ISO được dịch sang tiếng Việt và được ban hành với tên gọi Tiêu chuẩn Việt Nam.
Những kiến thức cơ bản về ISO
Nhắc đến ISO thì người ta chỉ nhớ đến nó như một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng sản phẩm nhưng chính xác ISO là gì thì bạn cần phải nắm được những kiến thức cơ bản nhất.
Hệ thống các tiêu chuẩn và thuật ngữ ISO
Tiêu chuẩn ISO được hiểu là những quy tắc được quy chuẩn quốc tế nhằm giúp các tổ chức hoạt động một cách bền vững cũng như giúp họ nâng cao được giá trị. Hệ thống tiêu chuẩn ISO được áp dụng trong các lĩnh vực từ hoạt động sản xuất, thương mại tới dịch vụ. Khung tiêu chuẩn ISO giúp cho doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm với chất lượng đảm bảo được yêu cầu của người tiêu dùng đặt ra.
Mỗi một ngành nghề lại có bộ tiêu chuẩn ISO áp dụng riêng nhằm đưa ra những định hướng tốt nhất. Hệ thống tiêu chuẩn ISO sẽ được áp dụng tại từ bộ phận nhân sự đến khu vực sản xuất để mọi người đều nhận thức được ISO là gì.
Hệ thống các tiêu chuẩn ISO là gì và những thuật ngữ ISO là điều mà tất cả nhân viên trong doanh nghiệp đều cần nắm vững.
ISO 9000- Quản lý chất lượng bao gồm các tiêu chuẩn:
- ISO 9000:2005: Hệ thống quản lý chất lượng- Cơ sở và từ vựng
- ISO 9001:2000 : Quản lý chất lượng- Các yêu cầu. Hướng dẫn tương đương với TCVN ISO 9001 : 2000
- ISO 9001:2008: Hệ thống quản lý chất lượng- Các yêu cầu. Hướng dẫn tương đương với TCVN ISO 9001: 2015
- ISO 9004: 2009 Hệ thống quản lý chất lượng – Quản lý cho sự thành công lâu dài của tổ chức- Một cách tiếp cận quản lý chất lượng.
- ISO 19011: 2002: Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản trị chất lượng và môi trường
ISO 3166 – Mã quốc gia
ISO 14001- Quản lý môi trường
ISO 26000 – Trách nhiệm xã hội
ISO 31000 – Quản lý rủi ro
ISO 45001- Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
ISO 50001 – Quản lý năng lượng
ISO 13485 – Thiết bị y tế
ISO 37001- Hệ thống quản lý chống tham nhũng
Nhiệm vụ của ISO
Đọc những thông tin trên bạn cũng đã phần nào hiểu được ISO là gì. Nhiệm vụ của ISO là làm cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thương mại trong nước và quốc tế trở nên thuận tiện hơn. Khi doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn ISO cũng giúp nâng cao giá trị doanh nghiệp trên trường quốc tế. Nhiệm vụ ISO là gì? Là thúc đẩy và giúp doanh nghiệp hoàn thiện hơn từ đó mở ra những cơ hội phát triển lớn trong hiện tại và tương lai.
Lợi ích của việc áp dụng ISO cho doanh nghiệp
Nắm rõ ISO là gì và áp dụng được hệ thống ISO sẽ mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích vô cùng to lớn. Với hơn 160 quốc gia thành viên, hàng tỷ doanh nghiệp tham gia sẽ giúp cho doanh nghiệp mở rộng được cơ hội hợp tác trong quy mô quốc gia và quốc tế.
Áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO vào hoạt động sản xuất giúp cho doanh nghiệp có thể điều tiết sản xuất nhằm đáp ứng đúng và đủ sản lượng hàng hóa mà khách hàng yêu cầu. Điều này sẽ giúp cho sự hợp tác của doanh nghiệp với khách hàng thêm phần gắn kết vì lợi ích của hai bên đều được đảm bảo.
Thêm vào đó, áp dụng tiêu chuẩn ISO vào sản xuất cũng giúp doanh nghiệp đảm bảo hơn về an toàn lao động vì phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe. Những người công nhân nắm rõ ISO là gì và đảm bảo đúng và đủ yêu cầu của sản xuất từ đó năng suất tăng lên, ý thức an toàn lao động được nâng cao.
Tất cả các doanh nghiệp hiện nay đều phải tuân thủ tất cả các tiêu chuẩn ISO theo ngành nghề mà mình đang hoạt động kinh doanh. Việc nắm rõ ISO là gì và những tiêu chuẩn của nó sẽ giúp cho doanh nghiệp áp dụng chuẩn xác nhất vào hoạt động sản xuất. Những lợi ích to lớn mà ISO mang lại sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể vận hành một cách trơn tru, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và gia tăng cơ hội hợp tác trong nước cũng như quốc tế.