Việt Nam là một trong những nước thu hút nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì thế, chúng ta thường nghe nhắc nhiều đến cụm từ Fdi. Vậy Fdi là gì? Chúng ta có thể thấy Fdi là nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này hãy cùng tìm hiểu những thông tin cụ thể về Fdi qua bài viết sau đây.
Khái niệm Fdi là gì? Những điều nên biết về Fdi
Việt Nam là một trong những nước thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài để phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vậy, Fdi và lịch sử ra đời của chúng là như thế nào?
Fdi là gì?
Fdi là những từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Foreign Direct Investment. Fdi là hình thức đầu tư dài hạn của các cá nhân, tổ chức nước ngoài vào Việt Nam bằng cách thiết lập cơ sở kinh doanh, nhà xưởng sản xuất. Hình thức đầu tư Fdi nhằm mục đích đạt được các lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý các dự án trên.
Fdi còn được tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra khái niệm là: Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài chỉ xảy ra khi nhà đầu tư từ một nước đầu tư và có tài sản tại nước khác đi cùng với việc quản lý số tài sản đó. Điều để Fdi phân biệt với các công cụ tài chính khác là phương diện quản lý của nhà đầu tư.
Nguồn gốc ra đời của Fdi?
Sau khi đã nắm rõ khái niệm Fdi là gì chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc cũng như bản chất của loại hình đầu tư này. Fdi mặc dù xuất hiện muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác đến khoảng vài chục năm nhưng Fdi đã nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình.
Vào những năm 1960 đến 1970 dòng đầu tư lại có thêm luồng vận chuyển mới khi xuất hiện các nước NICs. Dòng đầu tư này duy chuyển từ các nước đang phát triển với nhau nhằm đạt lợi nhuận cao nhất khi sử dụng nguồn vốn đầu tư vào các nước bản địa.
Về bản chất của loại hình đầu tư Fdi là sự đầu tư của một bên là nhà cầu tư và bên còn lại là quốc gia tiếp nhận đầu tư. Chi tiết cụ thể bản chất như sau:
- Nhà đầu tư và nơi được đầu tư bắt đầu xác lập quyền và nghĩa vụ với nhau khi dự án Fdi bắt đầu thực hiện.
- Nguồn vốn được đầu tư vào dự án sẽ thiết lập quyền sở hữu và quản lý.
- Ngoài ra, khi bắt đầu dự án Fdi kèm theo quyền chuyển giao công nghệ, kỹ thuật của bên đầu tư cho nước nhận đầu tư.
- Một trong những bản chất của Fdi là có liên quan đến sự mở rộng thị trường của các tổ chức, doanh nghiệp đa quốc gia.
- Fdi luôn gắn liền với sự phát triển thương mại và tài chính quốc tế.
Đặc điểm chính của Fdi
Sau khi, tìm hiểu định nghĩa Fdi là gì? Chúng ta cần tìm hiểu đặc điểm chính của Fdi là gì. Fdi là một hình thức đem lại sự khả thi và hiệu quả kinh tế lớn cho các dự án.
Chính vì thế, đặc điểm chính của chúng là đem lại lợi ích cho nhà đầu tư. Thu nhập mà nhà đầu tư đem về là thu nhập mang tính kinh doanh chứ không phải lợi tức. Do đó, loại thu nhập này hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh. Để có thể hút các nhà đầu tư Fdi các nước được đầu tư cần phải có hành lang pháp lý rõ ràng.
Bên cạnh đó, tỷ lệ đóng góp của các bên vào vốn pháp định hoặc vốn điều lệ là cơ sở quy định quyền và nghĩa vụ của các bên. Đồng thời, rủi ro hay lợi nhuận của nhà đầu tư đều tương ứng với tỷ lệ đóng góp vốn.
Chủ đầu tư có quyết định mọi vấn đề về sản xuất kinh doanh, hình thức đầu tư, lĩnh vực đầu tư… Thông thường, Fdi được thông qua việc xây dựng mới, mua cổ phần hoặc toàn bộ cổ phần thông qua hình thức mua cổ phiếu.
Vai trò của Fdi là gì?
Fdi vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực đối với nước được đầu tư. Dưới đây là những tác động tích cực và tiêu cực của Fdi.
Hãy cùng tìm hiểu những tác động tích cực của Fdi:
- Các hoạt động của dự án đều do người nước ngoài quản lý, điều hành.
- Giúp tăng lượng việc làm và đào tạo đội ngũ công nhân chất lượng cao.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ, giảm giá thành sản phẩm.
- Bổ sung cho nguồn vốn phát triển kinh tế xã hội của nước được đầu tư.
- Tạo nguồn thu ngân sách cho cả hai.
Tác động tiêu cực
Fdi mang đến những tiêu cực mà không thể nào tránh khỏi như sau:
- Phải đối mặt với các gánh nặng mới về chính trị, xung đột vũ trang, nội bộ mâu thuẫn…
- Các chính sách của nhà nước có thể thay đổi để phù hợp với Fdi.
Doanh nghiệp Fdi là gì?
Doanh nghiệp Fdi là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào nước được đầu tư và sử dụng nguồn vốn này trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Hiện nay, có hai dạng doanh nghiệp Fdi chủ yếu như sau:
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
- Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.
Ngày nay, 2 loại hình doanh nghiệp này hoạt động ngày các phổ biến trên thế giới, trong đó có nước ta. Với hình thức đầu tư Fdi chúng ta có thể tích lũy được nhiều công nghệ hiện đại tại các lĩnh vực như: Điện tử, hóa chất, viễn thông…
Đặc điểm của doanh nghiệp Fdi tại Việt Nam
Khi đã hiểu rõ khái niệm doanh nghiệp Fdi là gì, bạn cần tìm hiểu thêm về đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này. Các đặc điểm của doanh nghiệp Fdi nhu sau:
- Doanh nghiệp Fdi chịu sự quản lý vĩ mô, chịu sự ảnh hưởng của chính trị, kinh tế, xã hội và của nhà nước Việt Nam. Sau khi, hết thời hạn đầu tư các doanh nghiệp Fdi phải giải thể hoặc chuyển giao công nghệ cho Việt Nam.
- Doanh nghiệp Fdi có sự tham gia quản lý của người nước ngoài nhưng chịu sự quản lý của pháp luật Việt Nam.
- Văn hóa, chính trị của các doanh nghiệp Fdi khá phức tạp. Chính vì thế, chúng ta cần hạn chế thấp nhất những rủi ro, bất lợi cho mình.
Trên đây là những thông tin về Fdi là gì? Các nội dung về doanh nghiệp Fdi. Hy vọng, những thông tin sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức về loại hình đầu tư này. Điều này, đặc biệt quan trọng khi bạn tìm kiếm các thông tin trong lĩnh vực kinh doanh.