Trong chúng ta có lẽ ai cũng đã từng nghe ít nhất một lần trong đời hai từ “giải ngân”. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết giải ngân là gì? Đặc biệt là người mới vay vốn lần đầu. Nếu bạn đang thắc về cụm từ này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nghĩa của từ giải ngân cũng như những vấn đề xoay quanh cụm từ này qua bài viết sau đây.
Giải ngân là gì? Những điều nên biết về giải ngân
Chúng ta thường nghe nhắc đến hai từ giải nhân nhưng không phải ai cũng biết về khái niệm cũng như quy trình giải ngân như thế nào.
Giải ngân là gì?
Nếu bạn đang quan tâm đến thuật ngữ giải ngân là gì thì đừng bỏ qua những thông tin đây. Giải ngân là một cụm từ rất quen thuộc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản rằng là ngân hàng giao tiền cho bạn khi bạn hoàn tất các thủ tục vay vốn.
Giải ngân là khoản tiền ngân hàng thanh toán mà tổ chức tín dụng, ngân hàng trao cho người đi vay theo thỏa thuận của hợp đồng giữa hai bên. Việc giải ngân chỉ được thực hiện sau khi đã hoàn tất hồ sơ, hợp đồng giữa người vay và tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng.
Việc giải ngân có thể thực hiện 1 lần hoặc chia thành nhiều lần khác nhau tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai bên. Nguồn tiền giải ngân sẽ được trao thông qua nhiều hình thức khác nhau như: thẻ tín dụng, tiền mặt hoặc séc…
Lịch sử ra đời của hai từ giải ngân
Hoạt động ngân hàng ra đời đầu tiên ở nước Ý vào thời trung cổ và đầu Phục Hưng. Một trong những ngân hàng nổi tiếng của nước Ý là ngân hàng Medici được thành lập vào năm 1397 bởi Giovanni di Bicci de. Mặc dù ngân hàng ra đời từ rất lâu nhưng khái niệm giải ngân chỉ mới xuất hiện trong thời gian khi ngành tài chính thế giới phát triển.
Các hình thức giải ngân hiện nay
Nếu bạn đã có thể hiểu giải ngân là gì thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các hình thức giải ngân. Phụ thuộc vào mục đích, nhu cầu của người vay giải ngân sẽ có các hình thức như: Giải ngân không phong tỏa, giải ngân phong tỏa, giải ngân một lần.
Giải ngân phong tỏa
Hình thức giải ngân này là người vay sẽ nhận được tiền trong tài khoản nhưng bạn sẽ không thể rút được ngay số tiền để sử dụng. Hình thức giải ngân này thường được áp dụng với các hình thức vay mua xe, mua nhà, mua hàng hóa… Vì thế, khoản tiền này sẽ bị khóa khi khách hàng hoàn thành việc mua sắm hàng hóa, tài sản.
Giải ngân không phong tỏa
Khác với giải ngân phong tỏa thì giải ngân không phong tỏa là khách hàng nhận được khoản tiền vay trong tài khoản và có thể rút ra ngay để sử dụng. Ngoài ra, với hình thức giải ngân này người vay có thể chuyển trực tiếp cho bên thứ 3.
Quy trình giải ngân như thế nào?
Sau khi, tìm hiểu khái niệm giải ngân là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu quy trình giải ngân như thế nào bởi việc giải ngân vốn khá phức tạp và trải qua nhiều bước.
Đăng ký, kê khai, xác nhận thông tin
Trong bước đầu tiên của quy trình giải ngân là khách hàng phải đăng ký các thông tin vay vốn tại tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng. Các thông tin cơ bản như: Thông tin cá nhân, mục đích vay, thời hạn trả nợ. Nhân viên tài chính sẽ tiếp nhận và xác minh tính chân thật của thông tin.
Chuẩn bị hồ sơ vay và tiến hành các thủ tục
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ và chính xác hồ sơ vay vốn bởi hồ sơ mà bạn cung cấp sẽ ảnh hưởng đến thời gian và việc đồng ý cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng. Các hồ sơ vay bạn cần chuẩn bị là: Chứng minh nhân dân, hộ khẩu, hộ chiếu, các giấy tờ liên quan đến việc chứng minh tài sản…
Thẩm định hồ sơ
Đây là bước vô cùng quan trọng trong toàn bộ quá trình vay vốn. Nhân viên của ngân hàng sẽ thẩm định độ chính xác, trung thực của hồ sơ. Cuối cùng nhân viên thẩm định sẽ có câu trả lời cụ thể cho khách hàng là hồ sơ có đủ điều kiện vay không.
Phê duyệt các khoản vay
Sau khi, nhân viên thẩm định chuyển toàn bộ hồ sơ và đưa ra đề xuất với cấp trên về việc có nên cho vay hay thông đi với hồ sơ. Người quản lý ngân hàng hay công ty tài chính sẽ tiến hành quyết định có phê duyệt hồ sơ hay không.
Giải ngân
Giờ đây, là lúc khái niệm giải ngân là gì được tiến hành thực hiện. Khi thực hiện xong và đầy đủ các bước trên ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ tiến hành giải ngân cho bạn khoản vay theo hợp đồng mà hai bên ký kết.
Những lưu ý khi thực hiện thủ tục giải ngân
Khi đọc tới đây bạn đã có thể hiểu rõ khái niệm giải ngân là gì cũng như quy trình vay vốn tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số vấn đề khi thực hiện thủ tục giải ngân.
Trước khi ký vào hợp đồng bạn nên đọc kỹ các nội dung trong đó như: Thời hạn vay, số tiền vay, điều kiện giải ngân… Đọc kỹ các thông tin giúp bạn nắm bắt được lãi suất, thời gian trả nợ, các điều khoản ràng buộc…
Nếu bạn còn có thắc mắc khi xem hợp đồng vay hãy hỏi ngay ngân hàng trước khi ký. Bởi khi ký rồi thì bạn sẽ không có cơ hội thay đổi nội dung hợp đồng.
Khi đọc hợp đồng nếu có nhiều điểm bất lợi cho mình bạn hoàn toàn có thể không ký hợp đồng và từ chối giải ngân.
Để có thể giải ngân một cách nhanh chóng, bạn nên chuẩn bị đầy đủ các thủ tục hồ sơ theo yêu cầu của ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Trên đây là những thông tin về giải ngân là gì cũng như toàn bộ quy trình vay vốn tại ngân hàng, tổ chức tín dụng. Giờ đây, bạn hoàn toàn có thể tự tin đi đến ngân hàng và các tổ chức tín dụng để tiến hành các thủ tục vay vốn.