Thuật ngữ otaku có nguồn gốc từ Nhật Bản và lan ra nhiều quốc gia trên thế giới. Vậy otaku là gì? Các thể loại và cách nhận biết otaku như thế nào? Thuật ngữ này ở các quốc gia có sự khác nhau ra sao? Nếu bạn chưa rõ về những vấn đề này thì đừng bỏ lỡ bài viết sau của chúng tôi.
Otaku là gì? Những điều cần biết về otaku
Otaku là một từ tiếng lóng của Nhật Bản. Dưới đây là thông tin chi tiết về nguồn gốc và ý nghĩa của thuật ngữ otaku là gì.
Otaku là gì?
Hiện nay, Otaku có thể hiểu đơn giản là dùng để chỉ những người yêu thích, hâm mộ nhân vật manga, anime, trò chơi điện tử,… một cách kỳ quái. Họ có sở thích dành thời gian, tiêu tiền cho các sản phẩm, đồ chơi liên quan đến hình tượng mà họ thích trong truyện tranh, hoạt hình.
Nhiều người nhìn vào có thể thấy họ hơi quái dị, điên rồ với cách yêu thích thái quá như vậy. Tuy nhiên, các otaku không quan tâm đến điều, vẫn yêu thích truyện tranh, hoạt hình và sống thu mình, mặc kệ lời nói của người khác. Đặc biệt, có rất nhiều người tự hào và luôn kêu mình là otaku.
Bên cạnh otaku thì còn một số từ ngữ khác liên quan như wapanese, weeaboo, wibu.
- Wapanese chì những người nước ngoài yêu thích, ám ảnh bởi manga, anime của Nhật.
- Weeaboo có ý nghĩa giống với wapanese, được nhắc đến đầu tiên tại diễn đàn 4chan.
- Wibu dùng với ý nghĩa kinh thường, mỉa mai người Việt hâm mộ quá đà anime, truyện tranh Nhật.
Nguồn gốc và ý nghĩa văn hóa của Otaku là gì?
Otaku có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản và xuất hiện lần đầu trong bài viết của Manga Burikko do Akio Nakamori sáng tác. Thuật ngữ này khi mới xuất hiện mang ý nghĩa tiêu cực. Đặc biệt, otaku trở thành điều cấm kỵ tại Nhật vào những năm 80 vì vụ án giết người của Miyazaki Tsutomu. Người này đã quay lại video quá trình giết các cô gái trẻ do nỗi ám ảnh với truyện tranh lolicon.
Ý nghĩa tiêu cực của từ otaku là ám chỉ những con người sống ngoài lề xã hội. Họ thường dùng phần lớn thời gian ở nhà và không có đời sống tình cảm nào. Người Nhật trước kia chỉ coi otaku là người chỉ biết đến manga, anime, game; luôn ở nhà và không có mối quan tâm nào đến cuộc sống bên ngoài. Và họ hầu như không có mối quan hệ thân thiết nào với người xung quanh.
Trong thời gian này, thuật ngữ otaku tại Nhật Bản dùng với ý nghĩa xúc phạm, khinh thường. Nếu ai bị phát hiện là otaku thì sẽ mọi người miệt thị, soi mói và chỉ trích nặng nề. Do đó, hầu hết otaku phải ẩn giấu bản thân.
Các thể loại otaku hiện nay
Về cơ bản, hiện nay otaku được chia thành 4 loại khác nhau. Cụ thể như:
- Kakure là các otaku ngầm với dấu hiệu nhận biết là họ sở hữu máy tính và thường dùng tại nơi bí mật. Thể loại otaku này phổ biến nhất tại Nhật Bản và thường ở độ tuổi vị thành niên.
- Itaota là otaku thích thể hiện, khoe mẽ mọi thứ mình yêu thích mà không quan tâm đến người khác nói gì. Mọi người có thể thấy họ thường ăn mặc giống nhân vật yêu thích.
- Riajuu là otaku có đời sống sinh hoạt, vui chơi ngoài xã hội bình thường. Họ là những người sống thực tế, hòa đồng và không khép kín như những gì mọi người suy nghĩ.
- Otatrym là otaku hâm mộ văn hóa 2D của Nhật đến nỗi ám ảnh và có phản ứng thái quá. Do đó, họ thường bị cộng đồng không thích, mỉa mai.
Phương thức nhận biết otaku là gì?
Khi nhắc đến otaku thì mọi người có thể nghĩa đến một người đam mê, yêu thích một điều gì đó trong manga, anime hay trò chơi điện tử một cách mãnh liệt. Biểu hiện của họ có thể là thích săn lùng các sản phẩm liên quan đến nhân vật, manga, anime yêu thích hay luôn thích trò chuyện về điều mình thích. Bạn sẽ dễ gặp otaku ở cửa hàng bán, cho thuê truyện tranh hoặc phim hoạt hình anime.
Những otaku chính hiệu thường cố gắng mua tất cả DVD volume để sưu tầm cho sở thích của mình. Nếu bạn bắt chuyện với họ và đúng chủ đề yêu thích thì chắc chắn người đó sẽ nói say sưa, không ngừng nghỉ về điều đó.
Otaku tại một số quốc gia trên thế giới hiện nay
Otaku đã lan rộng nhiều nước trên thế giới và mỗi nơi sẽ có ý hiểu khác nhau về nó. Vậy tại phương Tây otaku là gì? Thuật ngữ này trong tiếng Anh còn hiểu gọi là Geek hoặc Nerd. Và từ này tại các nước phương Tây có nghĩa đơn thuần là người yêu thích, đam mê truyện tranh, phim hoạt hình hoặc game của Nhật Bản. Chính ý nghĩa tích cực này đã khiến thuật ngữ này được phổ rộng và trở nên thân thiết, tốt đẹp hơn so với ý nghĩa trong văn hóa Nhật trước kia.
Tại Việt Nam, otaku không còn quá xa lạ nhưng vẫn không phổ biến và được nhiều người biết đến như các nước khác. Ở nước ta có khá nhiều người thích văn hóa Nhật Bản, đặc biệt là manga và anime nhưng không nhiều người dùng từ otaku này. Tuy nhiên, vẫn có những người, hội nhóm thường tự coi mình là otaku mà chưa chắc đã hiểu rõ ý nghĩa của thuật ngữ này.
Có thể nói rằng, khái niệm, định nghĩa và ý nghĩa của thuật ngữ otaku được hiểu rất đa dạng. Cách hiểu otaku là gì tùy thuộc vào góc nhìn và mục đích sử dụng nó.