Khi xã hội càng phát triển thì các sản phẩm công nghệ thông minh ra đời càng nhiều với nền tảng chuyên nghiệp hơn. Trong đó có công nghệ AI, tuy nhiên lại không mấy ai hiểu rõ thực chất AI là gì? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về AI cũng như các ứng dụng của AI trong thực tiễn!
AI là gì? Những điều cần biết về AI
Xu hướng áp dụng công nghệ AI ngày càng phát triển và các nhà đầu tư cũng tăng cường áp dụng AI cho sản phẩm, dịch vụ nhiều hơn. Vậy AI là gì?
Lịch sử ra đời của AI
AI được định nghĩa đầu tiên vào tháng 10/1950 bởi nhà bác học người Anh – Alan Turing. Chương trình bắt đầu khi ông tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề “liệu máy tính có khả năng suy nghĩ hay không?”.
Để trả lời ông đã thực hiện phép thử dưới dạng một trò chơi gồm có ba đối tượng tham gia là 2 người và 1 máy tính:
- 1 người sẽ đóng vai trò là người thẩm vấn ngồi trong phòng kín tách biệt với hai đối tượng còn lại.
- Người thẩm vấn sẽ đặt câu hỏi và nhận các câu trả lời từ người còn lại và máy tính.
- Nếu người thẩm vấn không thể phân biệt được câu nào được trả lời bởi người hay máy tính thì có thể kết luận rằng máy tính đã có khả năng tư duy như người.
Phép thử trên được gọi là “phép thử bắt chước” về sau người ta gọi là “phép thử Turing”. Đến năm 1956, tại Hội nghị do Marvin Minsky và John McCarthy tổ chức vào mùa hè có mặt của các nhà khoa học tại trường Dartmouth, Mỹ để thành lập bộ môn nghiên cứu trí tuệ nhân tạo và từ đây tên gọi “Artificial Intelligence” được chính thức công nhận.
AI là gì? Định nghĩa về trí tuệ nhân tạo AI
AI là gì? AI là viết tắt của cụm từ “Artificial intelligence” là trí thông minh nhân tạo sử dụng để mô phỏng trí tuệ của con người thông qua máy móc. AI được áp dụng nhiều trên các hệ thống hệ máy tính với các ứng dụng như ngôn ngữ tự nhiên, quản lý hệ thống, nhận dạng giọng nói và thị giác,…
Artificial Intelligence được định nghĩa như một ngành của khoa học máy tính áp dụng công nghệ tự động hóa với các hành vi thông minh mô phỏng lại trí tuệ con người. Để hoạt động được, AI phải được đặt trên những nguyên lý của máy tính với nền tảng vững chắc.
Hiện tại, AI được sử dụng để nói đến các máy tính có mục đích không nhất định và ngành khoa học nghiên cứu về ứng dụng của trí tuệ nhân tạo. Hay hiểu một cách đơn giản thì AI là trí tuệ máy được được tạo ra từ con người có tư duy, học hỏi và suy nghĩ,.. AI dùng để xử lý một loại công việc nào đó như: điều khiển một ngôi nhà, nhận diện hình ảnh, xử lý dữ liệu,…nhanh hơn con người.
Trí tuệ nhân tạo AI gồm có những loại nào?
Sau khi định nghĩa AI là gì thì cách phân loại AI cũng được quan tâm nhiều hơn. Theo trợ lý giáo sư về mảng khoa học máy tính, kỹ thuật tích hợp với sinh học – ông Arend Hintze đã phân loại hệ thống thông minh AI thành bốn loại như sau:
Loại 1 là máy phản ứng (Reactive machines): không có bộ nhớ và sẽ có chức năng nhất định. Ví dụ như Deep Blue – chương trình cờ vua của IBM có thể xác định các quân cờ trên bàn cờ và có nước đi tuy nhiên do không có bộ nhớ nên nó không thể áp dụng các kinh nghiệm trong quá khứ khi hoạt động.
Loại 2 là bộ nhớ hạn chế (Limited memory): có bộ nhớ do đó các thiết bị AI loại này có thể sử dụng các kinh nghiệm trong quá khứ để áp dụng cho tương lai. Ví dụ điển hình nhất cho công nghệ AI loại này là các loại xe tự lái.
Loại 3: Lý thuyết tâm lý (Theory of mind): loại này sẽ có cảm xúc và có thể suy ra ý định và dự đoán hành vi như con người. Tuy nhiên AI loại này chỉ có thể thực hiện lý thuyết tâm lý khi nó được hoàn thiện.
Loại 4: Tự nhận thức (Self-awareness): đây là đỉnh cao của công nghệ AI vì có thể ý thức về bản thân. Loại này thì máy móc sẽ tự hiểu tình trạng hiện tại của nó tuy nhiên hiện tại vẫn chưa ra đời loại AI này.
Những những dụng trong thực tiễn của trí tuệ nhân tạo AI là gì?
Sau khi đã hiểu được công nghệ AI là gì thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những ứng dụng của công nghệ AI:
- Tự động hóa: AI sẽ giúp hệ thống có khả năng xử lý tự động. Ví dụ điển hình đó là robot (RPA) – sản phẩm tự lập trình để thực hiện các nhiệm vụ như con người.
- Máy học (Machine learning): gồm học có giám sát, học tập không giám sát và học tăng cường. Đây là khoa học để máy tính hành động mà không cần lập trình.
- Thị giác máy: công nghệ AI cho phép máy có thể nhìn thấy để nắm bắt và phân tích thông tin hình ảnh thông qua máy ảnh, chuyển đổi sang tín hiệu số và xử lý.
- Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural language processing – NLP): công nghệ AI giúp xử lý ngôn ngữ thực của con người.
- Robotics: công nghệ AI áp dụng để thực hiện các nhiệm vụ khó khăn hoặc thực hiện các hành động mang tính nhất quán.
- Xe tự lái: công nghệ AI sẽ giúp nhận dạng hình ảnh, xe có tầm nhìn và học sâu để lập trình chức năng tự động điều khiển phương tiện một cách chuẩn xác.
Với những chức năng nhất định, công nghệ AI được ứng dụng nhiều trong thực tiễn, ví dụ:
- Nhận dạng chữ viết
- Nhận dạng tiếng nói
- Dịch tự động
- Tìm kiếm thông tin
- Khai thác dữ liệu và phát triển tri thức
- Lái xe tự động
- Robot
- Đánh giá con người và đưa ra những giải pháp phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng.
- Thu thập dữ liệu cá nhân và cung cấp tư vấn tài chính.
- Khám phá – sàng lọc thông qua các tài liệu
- AI đang đứng đầu trong danh sách các nhà cung cấp bảo mật với các sản phẩm an ninh mạng được đánh giá rất cao.
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc có thể hiểu được AI là gì cũng như những loại AI và các ứng dụng của AI trong thực tiễn. Chúng ta có thể thấy rằng, tuy trí tuệ nhân tạo AI mang lại rất nhiều giá trị cho cuộc sống loài người.