ROE là một trong những chỉ số kinh tế vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay. Vậy thực chất ROE là gì? Công thức tính thế nào? Và những thông tin quan trọng liên quan đến ROE mà bạn cần nắm bắt là gì? Nếu đang thắc mắc tất cả những vấn đề này thì câu trả lời dành cho bạn sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.
Khái niệm ROE là gì? Công thức tính ROE
Đối với một người làm trong lĩnh vực kinh doanh thì chắc chắn sẽ biết được ROE dùng để chỉ điều gì. Tuy nhiên không phải cũng nắm bắt được kiến thức này và ROE được định nghĩa cũng như có công thức tính như sau:
ROE là gì?
ROE là từ viết tắt từ cụm từ tiếng anh Return On Equity. Người ta thường gọi nó là tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay gọi tắt là lợi nhuận trên vốn. Nó dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của một công ty, doanh nghiệp. Nếu bạn thường nghe nói “ một vốn, bốn lời” thì có thể hiểu ROE ở đây là 4.
Công thức tính ROE
Công thức tính ROE khá đơn giản. Bạn chỉ cần lấy lợi nhuận thu được sau thuế chia cho tiền vốn bỏ ra ban đầu. Các thông số này sẽ được trích từ Bảng cân đối kế toán để tính ra tỷ suất ROE. Từ đó đánh giá mức hiệu quả sinh lời của nó theo quý, tháng và một năm.
Đơn vị tính ROE là % và Công thức tính chỉ số ROE như sau:
ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu) * 100%
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế: là thu nhập ròng dành cho cổ phiếu thường.
- Vốn chủ sở hữu: tổng số vốn của chủ sở hữu
Ví dụ: Doanh nghiệp A dựa vào bảng cân đối kế toán cuối kỳ này có
- Lợi nhuận ròng sau thuế kỳ này là: 40.000.000đ.
- Vốn chủ sở hữu đầu kỳ là: 200.000.000đ
Như vậy, ROE = 40.000.000/200.000.000 = 0,2 hay 20%. Điều này có nghĩa là cứ 1 đồng bỏ ra kinh doanh thì sinh lời được 0,2 đồng. Nếu ROE càng cao tức là lợi nhuận sinh ra càng lớn.
Ý nghĩa của chỉ số ROE là gì?
Chỉ số ROE có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Bởi dựa vào nó người ta có thể đánh giá được mức độ hiệu quả trong việc sử dụng vốn của doanh nghiệp đó. Khi doanh nghiệp có ROE càng cao đồng nghĩa với khả năng sử dụng vốn hiệu quả và ngược lại. Một công ty có ROE tốt thì sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn và giá cổ phiếu khi niêm yết trên thị trường cũng được định giá cao hơn.
Không chỉ vậy, ROE còn thể hiện cho lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Với những công ty có năng lực, lợi thế cạnh tranh tốt thì chỉ số ROE thường rất cao. Cổ phiếu của những công ty này thường được các nhà đầu tư ưa chuộng và nhắm tới.
Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?
Hiện nay để đánh giá ROE bao nhiêu là tốt người ta sử dụng tiêu chí chuẩn quốc tế CANSLIM của William O’Neil. Cụ thể theo tiêu chí này thì một doanh nghiệp phải có ROE ở mức tối thiểu 15% và tốt nhất là trên 20%. Tuy nhiên, chỉ số này phải ổn định trong 3 năm liên tiếp thì mới có thể khẳng định doanh nghiệp hoạt động tốt và sử dụng đồng vốn hiệu quả.
Nếu chỉ số ROE của công ty lên xuống và không duy trì mức ổn định 3 năm liên tiếp gần nhất thì khả năng là hoạt động kinh doanh chưa đạt hiệu quả. Về lý thuyết người ta đánh giá ROE cao thấp để suy ra hiệu quả sử dụng vốn cũng như đánh giá doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong lĩnh kinh tế đời thực thì có rất nhiều nhân tố tác động đến sự biến động của ROE. Do đó, bạn không thể chỉ dựa vào những con số để suy luận hoạt động kinh doanh của một công ty là tốt hay xấu.
Hiện tại, công ty có tỷ số ROE cao đứng đầu ở thị trường nước ta phải đó là công ty CP vận tải biển Vinaship với ROE 165,09%. Xếp vị trí thứ hai là công ty CP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên với ROE 92,10 %. Và đứng vị trí thứ 3 có công ty CP Văn Hóa Phương Nam với ROE là 87,97%.
Những lưu ý cần biết về chỉ số ROE
Chỉ số ROE có liên quan mật thiết đến nhiều chỉ số khác trong lĩnh vực phân tích tài chính. Do đó, khi đánh giá mức hiệu quả của ROE cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Không quá xem trọng tỷ số ROE mà cần kết hợp nó với các chỉ số tài chính khác để việc đánh giá được hiệu quả và chính xác hơn.
- Các công ty có thể thay đổi tỷ số ROE của mình bằng nhiều chiêu thức khác nhau. Ví dụ như hình thức mua lại cổ phiếu quỹ sẽ khiến ROE bị bóp méo bởi lợi nhuận không đổi nhưng ROE sẽ tăng lên. Nếu bạn là nhà đầu tư thì cần lưu tâm chỉ số ROE và không chỉ tập trung chỉ số này để tránh mắc bẫy.
- Có thể dựa vào nhiều thông số báo cáo tài chính khác để đầu tư hay chọn mua cổ phiếu mà không nhất thiết phải có chỉ số ROE cao.
ROE là gì? Nó chính là chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng vốn của mỗi doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn khái niệm, ý nghĩa cũng như một số lưu ý về ROE. Hãy thường xuyên truy cập website https://wikiwat.com/ tìm thấy nhiều thông tin bổ ích hơn.