Home Giải Nghĩa FOB, CIF là gì? Nên lựa chọn nhập hàng theo CIF hay...

FOB, CIF là gì? Nên lựa chọn nhập hàng theo CIF hay FOB?

FOB và CIF là 2 điều khoản được vận dụng phổ biến trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Vậy, FOB, CIF là gì? Hai điều khoản này có điểm gì khác nhau để giúp bạn lựa chọn được phương pháp giao hàng phù hợp nhất? Cùng với chúng tôi tìm hiểu vấn đề này ngay dưới bài viết sau.

FOB, CIF là gì? Những điều cần biết 

Để phân biệt rõ FOB và CIF là gì? Hãy cùng với chúng tôi điểm qua các thông tin về khái niệm cũng như các tiêu chí so sánh hai điều khoản này dưới đây.

FOB, CIF là gì?

FOB, CIF là gì? FOB là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Free On Board, là việc miễn trách nhiệm ở trên boong tàu nơi đi. Là điều kiện giao hàng phổ thông ở trong Incoterms 2010. Theo đó, người bán có nhiệm vụ trả cước phí về xếp hàng lên boong tàu.

Đến khi người bán giao hàng toàn tất lên boong tàu cho khách hàng thì toàn bộ rủi ro về hàng hóa ở trên boong tàu sẽ thuộc về người mua. Giá FOB đã bao gồm chi phí bảo hiểm, phí vận chuyển tới điểm đến. Người mua có trách nhiệm chịu phí thuê phương tiện chuyên chở lẫn bảo hiểm hàng hóa và chi phí phát sinh.

CIF là tên viết tắt của các danh từ tiếng Anh: Cost (chi phí), Insurance (bảo hiểm) và Freight (cước tàu), là điều kiện giao hàng ở ngay cảng dỡ hàng. Đối với CIF, người bán chịu trách nhiệm thanh toán chi phí đưa hàng về đích.

Còn vị trí rủi ro sẽ được tính tại cảng xếp hàng. Trong bản hợp đồng, CIF sẽ được viết gắn liền với tên của cảng dỡ hàng. Ví dụ: CIF Hải Phòng Port. Giá của CIF chính là giá tại cửa khẩu bên người nhập khẩu. Mức giá này đã được tính bao gồm phí bảo hiểm, phí vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu bên nhập.

CIF là điều kiện giao hàng ở ngay cảng dỡ hàng
CIF là điều kiện giao hàng ở ngay cảng dỡ hàng

Nguồn gốc ra đời của FOB, CIF

FOB và CIF là hai khái niệm liên quan tới giao hàng hóa cho ngoại thương của Mỹ đưa ra trong “Định nghĩa ngoại thương của Mỹ”. Hai khái niệm này cho tới nay đang được ứng dụng rộng rãi và hỗ trợ người mua lẫn người bán rất nhiều trong quá trình bàn giao và vận chuyển hàng hóa.

Sự giống và khác nhau giữa FOB, CIF là gì?

Hai điều kiện CIF và FOB có nhiều điểm giống và khác nhau, do đó, nếu không tìm hiểu kỹ nhiều người dễ bị nhầm lẫn. Cụ thể

Về điểm giống nhau của FOB, CIF là gì?

Một số điểm giống nhau giữa CIF và FOB mà bạn nên tham khảo như sau:

– Cả hai đều thuộc điều kiện Incoterm 2010 và đường khuyến cáo sử dụng cho giao thông vận tải đường thủy nội bộ, đường biển. Đặc biệt, hai điều kiện FOB và CIF được thường xuyên sử dụng.

– Cả hai đều có sự giống nhau về vị trí chuyển trách nhiệm cũng như rủi ro ở cảng đi.

– Người bán của hai điều kiện đều có trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu. Người mua chính là thủ tục nhập khẩu lấy hàng.

Về điểm khác nhau của FOB, CIF là gì?

Bên cạnh các điểm giống nhau trên, khi tìm hiểu FOB, CIF là gì? Các bạn sẽ nhận ra được hai điều kiện này có các điểm khác nhau cơ bản sau:

– Đối với điều kiện Incoterm: Điều kiện giao hàng của CIF sẽ là tiền hàng, tiền bảo hiểm và cước tàu. Điều kiện giao hàng của FOB sẽ là giao hàng tên tàu.

– Đối với bảo hiểm: Đối với điều kiện FOB, người bán không cần mua bảo hiểm. Đối với CIF, người bán có trách nhiệm ký bản hợp đồng bảo hiểm dành cho lô hàng xuất khẩu. Thông thường các quy định hợp đồng bảo hiểm sẽ có giá trị ít nhất là 110% giá trị về hàng hóa.

– Về trách nhiệm vận tải thuê tàu: Nếu là FOB, người bán hàng không phải thuê tàu còn người mua phải chịu trách nhiệm book lịch tàu. Nếu là CIF, người bán cần tìm kiếm tàu vận chuyển, còn người mua không cần có trách nhiệm tìm kiếm tàu vận chuyển.

– Về địa điểm cuối cùng kết thúc nghĩa vụ: Dù cả hai điều kiện cùng chung vị trí chuyển rủi ro là lan can tàu. Thế nhưng với CIF, người mua phải có trách nhiệm cuối cùng khi hàng hóa được vận chuyển đến cảng dỡ hàng.

Đối với điều kiện FOB, người bán không cần mua bảo hiểm
Đối với điều kiện FOB, người bán không cần mua bảo hiểm

Nên lựa chọn nhập hàng theo CIF hay FOB?

Với những điểm khác nhau trên, liệu bạn đã đưa ra được lựa chọn nên nhập hàng theo FOB hay CIF chưa?

Đối với nhập hàng theo giá FOB

Đối với FOB, người mua sẽ dễ dàng kiểm soát được cước vận chuyển lẫn chi phí chuyển hàng bởi bản thân họ tự book tàu. Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh doanh thì tiết kiệm chi phí luôn là yếu tố tiên quyết để tạo ra lợi nhuận.

Mặt khác, người mua là bên tự thuê và dùng bên giao nhận chuyển hàng nên nắm rõ được toàn bộ thông tin hàng hóa. Đồng thời dễ dàng hỗ trợ các vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển.

Đối với nhập hàng theo giá CIF

Theo các chuyên gia, đối với người nhập hàng còn non kinh nghiệm, mới chập chững vào nghề hoặc mua hàng với khối lượng nhỏ thì nên chọn nhập hàng CIF. Bởi với giá CIF, họ sẽ không phải mất nhiều thời gian cho việc tìm tàu cũng như tìm hãng bảo hiểm hàng hóa.

Toàn bộ trách nhiệm này sẽ để cho bên cung cấp lo liệu. Dĩ nhiên, để có được sự thuận tiện này, khách hàng sẽ phải bỏ ra chi phí cao hơn so với mua giá FOB. Ngoài chi phí tìm tàu, hãng bảo hiểm hàng hóa, người mua có thể phải trả thêm thuế cho chi phí vận tải mà người bán cộng thêm vào.

Khách hàng sẽ phải bỏ ra chi phí CIF cao hơn so với mua giá FOB
Khách hàng sẽ phải bỏ ra chi phí CIF cao hơn so với mua giá FOB

Trong khi đó, mua FOB lại không có các khoản phí này. Vì thế, bạn cần phải là người nhập hàng thông thái, lựa chọn cho mình một điều kiện nhập hàng có lợi nhất.

Trên đây chúng tôi đã giải đáp xong một số thắc mắc của các bạn về FOB, CIF là gì? Hy vọng, những thông tin trên sẽ giúp bạn phân biệt rõ ưu nhược điểm của hai điều kiện nhập hàng này. Từ đó, các bạn sẽ đưa ra cho mình lựa chọn đúng đắn và có lợi nhất.

Anh Tuan Le
Xin chào, tôi tên là Le Tuan từ nhỏ tôi đã luôn thích tìm hiểu mọi vật xung quanh, tôi thích đọc sách, xem phim khoa học, đi khám phá những vùng đất mới. Hiện tại tôi là nhà sáng lập và biên tập viên của wikiwat nơi sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi thắc mắc về thiên nhiên, xã hội, con người.
- Advertisment -

Most Popular

Giải mã giấc mơ thấy tai nạn điềm báo điều gì? Nên đánh con gì?

Mơ thấy tai nạn là giấc mơ khiến nhiều anh em bị ám ảnh và cảm thấy lo lắng. Anh em thường băn khoăn...

Lý giải hiện tượng giật thịt theo khoa học và trong thế giới tâm linh

Giật thịt là một hiện tượng phần cơ thịt ở một vài nơi trên cơ thể nổi phồng lên và giật liên hồi. Hiện...

Giải thích hiện tượng hồi hộp trong tâm linh và theo khoa học

Trong đời mỗi người đều có ít nhất một lần trải qua cảm giác hồi hộp, tim đập mạnh, mồ hôi túa ra như...

Lý giải hiện tượng ngứa tai trong tâm linh phong thủy và khoa học

Trong cuộc sống, mỗi sự kiện diễn ra đều có một lý do nào đó. Ngay cả những biểu hiện tưởng chừng như chỉ...

Recent Comments